truyenconect - tổng hợp và chia sẻ truyện online
  • BLog
  • Truyện dịch
  • Convert
  • Liên hệ
  • ToS
Advanced
Sign in Sign up
  • BLog
  • Truyện dịch
  • Convert
  • Liên hệ
  • ToS
  • Action
  • Adult
  • Adventure
  • Chinese Novel
  • Chuyển Sinh
  • English Novel
  • MORE
    • Action
    • Adult
    • Adventure
    • Chinese Novel
    • Chuyển Sinh
    • English Novel
    • Harem
    • Ecchi
    • Fantasy
    • Drama
    • Game
    • Tiên Hiệp
    • Kiếm Hiệp
    • Ngôn Tình
    • Isekai
    • Lịch Sử
    • Web Novel
    • Xuyên không
    • Trọng sinh
    • Trinh thám
    • Dị giới
    • Huyền ảo
    • Sắc Hiệp
    • Dị năng
    • Linh dị
    • Đô thị
    • Comedy
    • School life
    • Romance
    • Martial Arts
    • Light Novel
    • Huyền huyễn
    • Kỳ Huyễn
    • Khoa Huyễn
    • Võng Du
    • Đồng Nhân
    • Hệ thống
    • Võ Hiệp
Sign in Sign up

Chương 128: Hai lớp cấu tạo

  1. Truyenconect
  2. The Mech Touch: Sắc Nét Chiến Cơ
  3. Chương 128: Hai lớp cấu tạo
Prev
Next

Chương 128: Hai lớp cấu tạo

Calsie gọi lại cho cậu sau hai ngày chờ đợi. Cô nàng đã nhờ đến sự trợ giúp của Đảng Tiên Phong để gây sức ép lên Hội Đồng Thành Phố. Ves cắt ngang lời giải thích của cô nàng và cậu chỉ muốn biết liệu cô có lấy được giấy phép cho cậu hay chưa.

“Vâng, nói ngắn gọn là xong xuôi hết cả rồi.” Calsie đáp. “Giấy phép của anh sẽ có hiệu lực từ bây giờ.”

Để kiểm chứng lời của cô nàng, Ves liền bước ra ngoài xem. Những con robot và công nhân xây dựng đến từ công ty SASS đã quay lại làm việc và bắt đầu quá trình lắp đặt và gia cố những trụ pháo phòng thủ cực kì phức tạp xung quanh khu xưởng của cậu.

“Vậy là mọi thứ lại tiếp tục. Xem ra bây giờ không còn chướng ngại nào chắn đường mình nữa.”

Thế nhưng, nhân viên cố vấn của cậu đề xuất rằng cậu không nên chủ quan. “Chắc chắn sẽ có một vài thanh tra đến giám sát công trình của anh để đảm bảo anh không vượt quá các thông số đã ghi trong đơn xin phép.”

“Không sao cả. Miễn là Hội Đồng Thành Phố đã phê duyệt, thì họ muốn nhìn cỡ nào cũng được.”

Ves cảm thấy biết ơn với tốc độ làm việc hiệu quả của cô bé sinh viên ấy. Mặc dù bản thân cô không làm được gì nhiều, nhưng cô đã chứng tỏ mình là một người trung gian đáng tin cậy để đại diện cho Ves nhờ vả quyền lực của Đảng Tiên Phong. Dĩ nhiên là họ có thể tìm đến cậu để đổi lấy ân huệ, nhưng mà có qua thì cũng có lại thôi.

Nhân viên mới của Ves cũng cảnh báo cậu. “Em cũng có dò la xung quanh một chút và hiện tại thì có một làn sóng phản đối ngầm liên quan đến việc anh quyết định đặt trụ sở công ty trên hành tinh này đó.”

“Họ có đưa ra lý do không?”

“Đảng Bồ Câu Trắng đang lo ngại rằng một người có tiếng tăm như anh sẽ thu hút nhiều cuộc tấn công của bọn cướp không gian hoặc những bên đối địch với anh. Còn Đảng Lục Diệp thì không hài lòng với lượng giao thông liên sao đang tăng lên cùng với độ ô nhiễm đi kèm mỗi khi người ta vận chuyển hàng hóa cho anh đó.”

Calsie nhận định rằng đám chính trị gia ở địa phương vẫn chưa muốn để cậu yên trong tương lai.

“Bọn họ có định giở trò gì trong hai tháng tới không?”

“Em vẫn chưa nghe ngóng được thêm hành tung của họ. Nhưng khả năng đó vẫn có thể xảy ra. Em nghĩ là Đảng Bồ Câu Trắng với Đảng Lục Diệp khá bất ngờ sau khi thấy anh đột nhiên thân thiết với Đảng Tiên Phong đó.”

“Thế thì tốt. Phiền em chuyển lời giúp anh đến Đảng Tiên Phong là anh rất sẵn lòng hợp tác với họ. Hiện tại thì anh đang bận một dự án cực kì quan trọng trong hai tháng tới, cho nên anh sẽ không có thời gian rảnh cho việc khác đâu nhé.”

Sau khi dặn dò thêm một vài điều cho nữ cố vấn của mình, Ves liền cúp máy.

Cậu vươn vai rồi mỉm cười. “Giờ thì không còn gì làm mình phân tâm nữa, đã đến lúc mình tái thiết kế chiếc Marc Antony rồi.”

Cậu cưng chiếc Marc Antony như cưng trứng vậy. Đó là mẫu thiết kế thương mại đầu tiên của cậu, và đồng thời chính cậu cũng đã tự tay chế tạo nên hai chiếc và bán nó cho hai vị khách hàng khác nhau. Đến tận bây giờ, chúng vẫn được người ta sử dụng, khiến cho Ves cảm thấy rất đỗi tự hào như một người cha vậy.

“Chính tay mình đã thổi hồn vào những cỗ máy đó. Theo một góc nhìn khác, thì chúng là con cái của mình.”

Tuy nhiên, chính sự gắn bó với mẫu thiết kế ấy khiến cậu hơi lưỡng lự khi phải cập nhật phiên bản mới cho nó. Hành động này chứng tỏ cậu không tự tin vào chính tác phẩm của mình và cho rằng cậu cần phải sửa chữa những điểm còn thiếu sót. Cái rào cản tâm lý này khiến Ves cứ liên tục tìm lý do để biện minh cho sự trì hoãn của mình.

Thế nhưng, nếu cậu cứ tiếp tục chần chừ như vậy nữa, thì cái danh nhà thiết kế chiến cơ còn có nghĩa lý gì? “Mình không thể muốn cái gì cũng phải hoàn hảo cho bằng được. Sẽ đến lúc mình cần phải đặt ra giới hạn và chấp nhận thế là đủ.”

Ves không thể cứ mãi đắm chìm vào việc học lý thuyết đến vô tận hay lao đầu vào những thú vui tiêu khiển khác. Cậu còn phải điều hành một công ty nữa. Bất kể cậu có thiết kế bao nhiêu chiến cơ ảo đi chăng nữa, thì vũ trụ thực ngoài kia chỉ quan tâm tới những cỗ máy chiến đấu bằng xương bằng thịt mà thôi.

“Vào việc thôi nào. Trước tiên là mình phải tạo ra một thời gian biểu cái đã.”

Cậu mở máy tính mình lên rồi chia nhỏ dự án tái thiết kế thành nhiều giai đoạn.

Đầu tiên, cậu dự định sẽ dành trọn một ngày để động não suy nghĩ hình tượng trung tâm cho mẫu thiết kế mới.

Tiếp đó, Ves sẽ dành ra ba tuần để tái thiết kế và sắp xếp lại toàn bộ cấu trúc bên trong chiến cơ.

Sau đó, cậu sẽ có hai tuần để cải tiến và tối ưu hóa lớp giáp phòng thủ của nó.

Trong tuần tiếp theo, Ves sẽ điều chỉnh và tối ưu những bộ phận độc lập còn lại như động cơ, lò phản ứng năng lượng, buồng lái cùng với trang bị chiến đấu của nó.  

Sau khi đã xử lý xong hết tất cả mọi thứ, Ves sẽ giới hạn hai tuần cuối để kiểm tra và thử nghiệm mô phỏng một cách bài bản.

“Kế hoạch vậy là hợp lý rồi đấy.” Ves vừa gật đầu vừa lùi lại. “Hy vọng là trong ba tuần mình có thể tạo ra một cấu trúc nội tạng hoàn toàn mới. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó nhằn đây.”

Cũng may là Ves vừa nâng cấp kỹ năng phụ Cấu Hình Định Tuyến Cấu Trúc II cho việc này. Tuy nhiên, cậu không hề có chuyên môn về Kỹ Thuật Điện Dụng, và nhờ có Hệ Thống mà cậu mới đạt đến trình độ Tập Sự. Ves không muốn trì hoãn dự án này chỉ để tốn thêm một tháng để nâng cấp kỹ năng đó thêm một lần nữa.

Cậu lắc đầu, rồi tập trung suy nghĩ để xây dựng một hình tượng mạnh mẽ cho chiếc Marc Antony phiên bản II.

Nhìn lại thì Ves nhận ra mình đã tạo ra một hình tượng khá rối rắm cho chiếc Marc Antony. Sau khi đã gỡ rối mớ hỗn độn mà cậu đã tự chế ra ban đầu, cậu mới phát hiện mình đã vô tình gộp ba hình tượng khác nhau lại làm một.

Hình tượng đầu tiên chính là hình ảnh của một người lính La Mã Cổ Đại. Ves đã bắt đầu với hình dạng tiêu chuẩn của một hiệp sĩ từ bản Caesar Augustus gốc rồi chỉnh sửa lại ngoại hình sao cho nó giống với một người lính La Mã. Nhưng cái thay đổi lớn nhất chính là cậu đã biến chiếc khiên diều ban đầu của nó thành một chiếc lăng khiên cực kì vững chắc bằng cách bổ sung thêm nhiều lớp giáp dày lên bên trên.

Và thế là người lính La Mã đã đóng vai trò thiết yếu cho khía cạnh phòng thủ của cái hình tượng này. Cái cảm hứng xuất phát từ hình tượng đó đã tạo ra một niềm tin tuyệt đối vào chiếc khiên, đồng thời tỏa ra cái hào quang của tính kỷ luật quân sự cũng như ý chí bền bỉ không bao giờ có thể lay chuyển.

Hình tượng tiếp theo thì liên quan đến cái tên của bản biến thế lẫn bản gốc. Jason Kozlowski đã đặt tên cho chiến cơ của mình là Caesar Augustus là để lan truyền cảm hứng của vị lãnh đạo trong lịch sử trên chiến trường. Ves cũng đã tiếp nối chủ đề đó bằng cách chọn lấy cái tên của một vị tướng đã chiến bại dưới tay Hoàng Đế La Mã, chính là Marc Antony.

Cũng như hình tượng ấy, cái tên này gợi lên thói quen hành động liều lĩnh để luôn nắm bắt lấy cơ hội. Nó rất hợp với tác phong của một vị tướng kỵ binh có thể thay đổi cục diện trận chiến bằng một pha xung kích đúng nơi đúng lúc.

Và hình tượng cuối cùng chính là cái vai trò định sẵn của bản thân chiến cơ đó. Là một chiến cơ hiệp sĩ lai cao cấp, nó có một vai trò then chốt trên chiến trường. Nó kết hợp khả năng phòng thủ vững chắc của một hiệp sĩ và có khuynh hướng tả xung hữu đột cực kì hiếu chiến của một vị tướng lãnh đạo quân đội nơi tiền tuyến.

Ves đã vô thức đưa hình tượng này vào chiến cơ của cậu. Cậu tạm kết luận rằng mình đã thêm yếu tố này vào là do cậu đã quá hào hứng khi lần đầu tự tay thiết kế một chiếc chiến cơ ngoài đời thực. Chiếc hiệp sĩ lai này chính là cầu nối gắn kết hai hình tượng trước đó thành một cái tổng thể hài hòa và sống động.

Từ những thông tin vừa thu thập được cùng với những suy đoán của riêng Ves, cậu mới tạm thời đưa ra cách thức để kích hoạt Yếu Tố X. Tuy cậu không thể chứng minh cho giả thuyết này, nhưng cậu cho rằng cứ thử tư duy như vậy cũng chẳng mất gì cho cam.

“Vậy là có hai lớp cấu tạo nên hiện tượng này. Lớp nền tảng đầu tiên sẽ hấp thụ cái bản chất của mục tiêu thiết kế của mình. Nó sẽ chắt lọc những hình ảnh phức tạp nhất thành yếu tố cốt lõi của nó.”

Ví dụ như khi cậu lấy cảm hứng từ hình tượng của một người lính La Mã, thì lớp nền tảng sẽ loại bỏ mọi chi tiết dư thừa ra. Nó chỉ giữ lại những khái niệm sâu xa gắn liền với hình tượng đó, như là tính phòng thủ, tính kỷ luật, và ý chí bền bỉ chẳng hạn.

Lớp thứ hai tạo nên Yếu Tố X chính là lớp nhận thức. Ves chỉ mới suy đoán ra sự tồn tại của nó sau khi cậu đã nghiên cứu tất cả đoạn phim ghi hình của các trận chiến trước đây. Chiếc Kỳ Lân, chiếc Marc Antony và cả chiếc Huyết Niên đều có dấu hiệu tác động đến khả năng phán đoán chủ động của các phi công điều khiển chúng.

“Liệu một hình ảnh tưởng tượng thực sự có thể sống dậy bằng cách này không?”

Ves trăn trở với câu hỏi đó. Nghe thật là vô lý hết sức. Làm sao mà những mảnh ghép tưởng tượng trong đầu cậu lại có thể tiến hóa nên ý thức riêng của nó chứ? “Nhưng mà cũng phải nhớ rằng Yếu Tố X vốn đã ảo ma Canada lắm rồi.”

Nếu không thể lý giải lý thuyết hoạt động của Yếu Tố X, thì Ves không thể nào dựa vào độ hiểu biết của nhân loại về vũ trụ xung quanh cả. Cậu cần phải thận trọng không được để những định kiến trong vô thức làm ảnh hưởng đến suy đoán của cậu. Các nhà nghiên cứu công nghệ người ngoài hành tinh thường phải học cách để nhận biết và loại bỏ thành kiến cá nhân trong công việc.

Chỉ có trực giác của cậu mới bảo rằng cậu đang đi đúng hướng. Ves suy nghĩ về những hệ quả của nó nếu như cậu phán đoán chính xác. “Nếu như Yếu Tố X có hai lớp cấu trúc, thì biết đâu còn có lớp thứ ba hoặc thứ tư đang chờ mình khám phá nữa.”

Tất cả vẫn là những suy nghĩ viển vông mà Ves hiện tại không có cách nào để làm sáng tỏ cả. Cậu gạt nó sang một bên rồi tập trung vào việc nghiên cứu hai lớp Yếu Tố X mà cậu vừa mới phát hiện.

“Có một vấn đề chính.” Ves dần nhận ra một điều trong khi xây dựng mô hình tối ưu cho Yếu Tố X. “Lớp nền tảng hoạt động tốt nhất là khi nó gắn liền với những khái niệm sâu sắc nhưng đơn giản. Còn lớp nhận thức thì lại cần có một bối cảnh hoặc một câu chuyện về xuất thân của nó để hình thành nên một nhân cách riêng biệt.”

Hai lớp này yêu cầu hai phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Nếu Ves chỉ dành thời gian để tập trung vào một vài khái niệm chủ chốt và bỏ qua các chi tiết xung quanh, thì mẫu thiết kế sẽ có một trực giác mạnh mẽ nhưng lại không có định hướng phát triển nhân cách. Ngược lại, nếu cậu quá chú trọng vào các chi tiết, thì chiến cơ của cậu có thể chủ động hỗ trợ phi công nhưng hiệu suất hoạt động tổng thể sẽ bị suy giảm rõ rệt.

Cả hai đều có ưu và nhược của nó, nhưng Ves tin rằng mình hoàn toàn có thể dung hợp điểm mạnh của cả hai trong cùng một mẫu chiến cơ. Cậu chỉ cần tìm ra một phương pháp tối ưu nhất là được. 

“Đây chủ yếu là dùng não suy nghĩ, cho nên miễn là mình có một tâm lý phù hợp, thì cả hai lớp đều sẽ mạnh hơn rất nhiều.”

Nói thì dễ, làm mới khó. Ves tin rằng những thành công trước đây với chiếc Kỳ Lân và chiếc Marc Antony phần lớn là nhờ vào đam mê cháy bỏng của cậu. Nếu cậu không còn nghi ngờ từng quyết định của bản thân nữa, thì có lẽ cậu đã có thể chấp nhận những suy nghĩ mâu thuẫn đó. Nói tóm lại, thì chìa khóa để tối ưu hóa Yếu Tố X của cậu chính là phải ảo tưởng sức mạnh nhiều lên.

“Mình không thể say rượu hay dùng chất kích thích để ảo tưởng như vậy được.” Ves dứt khoát quyết định. Những nghệ sĩ khác tuy có thể tìm thấy cảm hứng thông qua những con đường tắt đó, nhưng với một kỹ sư như Ves thì cậu cần phải tỉnh táo để làm việc với những con số thiết kế chính xác.

Ves phải kiềm chế bản thân không được làm việc quá hấp tấp. Cậu có thể thử nghiệm những lý thuyết điên rồ của cậu cho mấy chiếc chiến cơ ảo của cậu sau. Bởi lẽ cậu muốn bán chiếc Marc Antony phiên bản II để nó có thể chiến đấu ngoài đời thực, cho nên cậu có trách nhiệm phải cho ra lò một sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn của thị trường cái đã.

“Vậy thì mình cứ làm theo cách cơ bản thôi. Một chiếc chiến cơ cao cấp sẽ được giao cho những phi công chiến cơ tài năng và dày dạn kinh nghiệm hơn. Những khách hàng này sẽ thích tận dụng cái trực giác phi vật lý của nó hơn là nghe thêm một ý kiến thứ hai trong đầu họ.”

Ves phải tự nhắc nhở bản thân là chỉ có những phi công chuyên nghiệp mới mua và lái chiến cơ của mình mà thôi.

Sau khi mơ mộng suy nghĩ về những lý thuyết ảo ma đó, Ves cuối cùng mới bắt tay vào làm những việc thực tiễn hơn. Cậu ngả người ra ghế rồi dành cả ngày còn lại để lên cảm hứng cho phiên bản thứ hai của mẫu chiến cơ biến thể của cậu.

Cậu nêu rõ những ưu tiên của mình rồi tập trung chủ yếu vào việc củng cố và cải thiện hiệu suất chiến đấu của chúng. Người lính La Mã đã trở thành một chiến binh kỳ cựu đã chiến đấu qua nhiều trận đánh kịch liệt. Còn Marc Antony thì nghiền nát quân Gaul dưới sự chỉ huy của Julius Caesar. Còn những phần không liên quan đến chiến trận thì Ves liền bỏ qua.

Còn đối với hình tượng hiệp sĩ lai, Ves khựng lại một chút. “Không biết mình có thể dùng một vật thể vô tri vô giác làm hình mẫu được không nhỉ?”

Summer Sale

Đây lại là một câu hỏi thú vị khác. Nếu cậu không thử thì Ves cũng chả biết nó có tác dụng hay không nữa. Dựa trên những giả thuyết vừa rồi của cậu, nếu dùng một tấm khiên làm hình mẫu thì nó sẽ lan truyền cái khái niệm phòng thủ cho lớp nền tảng, để rồi tạo ra năng khiếu hoặc bản năng có thể sử dụng chiếc khiên tối ưu hơn trước.

Việc dùng một chiến cơ này để truyền cảm hứng cho một chiến cơ khác nghe cũng khá là lạ. Ves có cảm giác rằng ý tưởng này giống như là đi hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước vậy. Nó lại tạo ra một câu hỏi hóc búa khác, đặc biệt là khi sự tồn tại của Yếu Tố X đi kèm với giả định rằng mọi chiến cơ đều có sự sống bên trong.

Rốt cuộc thì Ves mới đi đến kết luận rằng việc xây dựng hình tượng sống động xoay quanh chiếc hiệp sĩ lai ấy có lẽ cũng sẽ không gây hại gì. “Mình nghĩ là mấy nhà thiết kế chiến cơ đầy đam mê trong lịch sử chắc là cũng đã thổi hồn vào bản thiết kế của họ bằng cách này. Thậm chí là còn có hiệu ứng hiện thực hóa lời tiên tri* ở đây nữa, khi những tính năng và đặc điểm mà họ muốn ban cho nó lại thể hiện rõ rệt ở sản phẩm cuối cùng của họ.”

*Trans: Self-fulfilling prophecy = hiệu ứng hiện thực hóa lời tiên tri, lời tiên tri tự ứng nghiệm.

Điều đó cũng lý giải vì sao một số mẫu thiết kế như chiếc Caesar Augustus lại có thể tỏa ra một ánh hào quang mờ nhạt như vậy. Những nhà thiết kế chiến cơ ấy đâu có biết gì về Yếu Tố X đâu, cho nên họ chẳng bao giờ nhận thức được nó giống như Ves, mà đó thậm chí là cậu vẫn đang ở mức Vô Dụng của ngành Phi Vật Lý học đấy.

“Có lẽ mình sẽ nâng lên bậc Tập Sự sau khi mình đã thử nghiệm hết các giả thuyết này.” Ves tự nhủ, và cậu biết rõ là có nhiều khả năng mình đang sắp sửa tiên phong và chuẩn bị khám phá ra một lĩnh vực hoàn toàn mới. Trong toàn bộ ngân hà, thì có lẽ chỉ có tác giả của Hệ Thống Thiết Kế Chiến Cơ  mới là người duy nhất đã từng đi trên con đường này.

Ves thận trọng xử lý khâu xây dựng hình tượng xoay quanh chiếc hiệp sĩ lai. Cậu kết hợp cả yếu tố phòng thủ lẫn tấn công, nhưng trọng tâm vẫn là làm sao để cải thiện mức độ gắn kết và hợp tác giữa chiến cơ và phi công. Cả hai đều không thể chiến đấu mà thiếu bên còn lại. Nếu Ves phải chọn một khái niệm duy nhất để hiện thực hóa suy nghĩ của mình, thì đó chính là sự tin tưởng.

Phi công phải luôn tin tưởng chiến cơ của mình luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất, và không bao giờ chùn bước trước kẻ địch.

Còn chiến cơ thì tin tưởng phi công của mình điều khiển nó đúng hướng và luôn đối xử tôn trọng với nó.

Sau khi Ves đã gọt giũa một hình tượng đủ sắc nét, cậu bắt đầu tiến hành quá trình khó nhằn nhất, chính là phải duy trì nó trong tâm trí của mình. Với khả năng tập trung đã được cải thiện, não cậu đang hoạt động hết công suất để giữ cho những hình ảnh đó không hòa tan vào nhau. Cậu dốc hết sức để kiểm soát ba nguồn cảm hứng đó và cô đọng nó thành một kết hợp tinh hoa duy nhất.

Cậu duy trì trạng thái căng thẳng này suốt một tiếng đồng hồ, nhưng không thể lâu hơn như thế được. Ves cần phải nghỉ ngơi để tâm trí cậu có thể hồi phục khả năng tập trung ban đầu. Thời gian nghỉ giải lao ấy phải tốn ít nhất từ mười đến mười lăm phút.

“Có vẻ như mình sẽ phải nghỉ giải lao thường xuyên hơn khi mình bắt đầu các giai đoạn tiếp theo rồi.”

Prev
Next
Summer Sale
  • BLog
  • Truyện dịch
  • Convert
  • Liên hệ
  • ToS

Truyện Conect website chia sẻ truyện - đọc truyện online, đọc truyện chữ, truyện hay, truyện light novel nổi tiếng. Website luôn cập nhật những bộ truyện mới thuộc các thể loại đặc sắc như truyện tiên hiệp, truyện kiếm hiệp, hay truyện ngôn tình một cách nhanh nhất. Hỗ trợ mọi thiết bị như di động và máy tính bảng.

Đăng Nhập

Lost your password?


Facebook

Google +

Đăng Ký

 

Lost your password?


Facebook

Google +

Lost your password?

Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.

← Back to Madara - WordPress Theme for Manga